Địa chỉ: 22/4a Khu phố Chiêu Liêu, Phường Tân Đông Hiệp, Thị Xã Dĩ An, Bình Dương        Hotline: 0936916111        Email: xenanghoangthanh@gmail.com

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng
Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

Tin Tức

Hướng dẫn kiểm tra xe nâng hàng

25-03-2022 10:21:02 PM - 885

     Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn những cách kiểm tra xe nâng đơn giản và hiệu quả. Biết được cách kiểm tra xe nâng trước khi vận hành không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người lái mà còn kéo dài tuổi thọ của xe. Trong trường hợp nhận thấy những trục trặc thì hãy nhanh chóng đi bảo dưỡng hoặc thay đổi phù hợp.

Kiểm tra bánh xe 

     Để kiểm tra bánh xe nâng hàng có ổn định hay không thì kiểm tra bằng cách cho xe chạy có tải và không có tải. Trong lúc xe hoạt động thì hãy để ý đến các tiếng động gây ra bởi vành đai, khí thải từ bánh xe… Điều này chứng tỏ bánh xe cần phải được kiểm tra và nếu không sửa được thì nên thay thế bánh mới.

Kiểm tra áp lực hơi bánh xe trước

     Trong thiết kế xe nâng, bánh trước là khu vực chịu lực chính nên việc kiểm tra áp suất bánh trước là điều cần thực hiện thường xuyên và cần thiết. Nấu áp suất quá lớn sẽ gây ra áp lực cao khi tải trọng cả hàng tác động lên bánh. Từ đó dẫn đến hư hỏng, phá hủy bánh gây mất an toàn cho người điều khiển cũng như mọi người xung quanh. Cách kiểm tra xe nâng đầu tiên cần xem áp lực bánh trước.

Kiểm tra áp lực hơi bánh sau

     Tuy không phải là bộ phận chịu tải chính nhưng việc kiểm tra áp lực cho bánh sau cũng không thể bỏ qua. Bởi nếu xảy ra sự cố, hàng hóa rất dễ bị đổ vỡ, xê dịch gây mất cân bằng và dẫn tới những sự cố đáng tiếc.

Kiểm tra gầm xe

     Trước khi sử dụng, cần kiểm tra cẩn thận gầm xe xem có hiện tượng chảy nhớt, chảy dầu thuỷ lực hay rò rỉ nhớt hay không. Nếu có, phải tiến hành báo cáo với người có trách nhiệm và thực hiện biện pháp xử lý trước khi đưa vào vận hành. Bởi sự cố này sẽ gây nóng động cơ, phá hủy chi tiết máy và ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Kiểm tra sơ bộ

     Những điểm quan trọng cần phải kiểm tra sơ bộ trên xe như sau:

    - Còi xe có cho âm thanh to, rõ ràng và dễ nhận biết hay không? Kiểm tra bằng cách đo âm lượng ở khoảng cách 2m tính từ vị trí đầu xe. Đặt máy ở vị trí cao 1,2m. Khi âm thanh đo được từ 90dB(A) đến 115 dB(A) là bình thường
    - Đồng hồ táp lô chạy có đúng tiêu chuẩn và chính xác hay không.
    - Kiểm tra hệ thống đèn xi nhan, đèn pha trước có hoạt động hiệu quả và cung cấp ánh sáng phù hợp hay không. Cần đảm bảo đèn sáng rõ, đèn xi nhan nháy đều với tốc độ từ 1-2 lần/giây khi thử vận hành.
     - Xem xét hệ thống đèn pha sau, đèn ưu tiên có đảm bảo cường độ ánh sáng và báo hiệu rõ ràng cho những người di chuyển xung quanh khu vực hoạt động của xe hay không.
     - Các thiết bị cảnh báo an toàn có đang hoạt động không?
     - Hệ thống trợ lực như thế nào?
     - Có cần phải bơm mỡ vào hệ thống trợ lực tải không?

Kiểm tra các chi tiết máy

     Kiểm tra phần dẫn động di chuyển của xe nâng hàng. Nếu phát hiện hư hại hoặc có bất thường thì nên dừng máy để tiến hành khắc phục.
     Dùng mắt thường để kiểm tra trục ổ đĩa nếu bạn đang ở bên dưới máy.
     Nhìn qua sơ lược về vành đai của động cơ xe. Kiểm tra những vết nứt, vết trầy trên vành đai xe. Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây nên những vết nứt hoặc những lỗ hổng bên trong phần ống xả để sửa chữa ngay.
     Kiểm tra xy lanh có bị uốn cong hoặc bị rò rỉ bên trong hệ thống hay không. Nếu phát hiện có rò rỉ ở phần thủy lực, cần đóng văn lại và thắt chặt hệ thống đường ống dẫn nhớt. Nếu nhớt thủy lực không sử dụng được nữa thì thay thế cái mới. Nếu chúng bị thiếu thì châm thêm nhớt cho đủ.
     Đừng quên kiểm tra vòng bi bánh xe. Sau khi kiểm tra bình ắc quy ổn định cũng nên lắc qua lắc lại để nghe xem có tiếng động bất thường không.

Tags:

Các tin khác

PHONE
SMS
MAP
XE NÂNG HOÀNG THANH